Trong xã hội tri thức (Knowledge- based society) hiện nay, muốn các Công ty (hay tổ chức) phát triển và đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy biến động thì chúng ta cần phải xây dựng các Công ty trở thành cơ quan học tập (Learning organization) nằm trong một xã hội học tập (Learning society). Điều này đòi hỏi mọi người lao động trong Công ty phải biết học tập suốt đời (Lifelong learning). Học tập suốt đời bao gồm tất cả các hoạt động học tập được diễn ra một cách liên tục và kế thừa vời mục đích nâng cao kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skills) và năng lực (Competence) của mọi người lao động trong công ty.
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA HỌC TẬP
Xã hội học tập (Learning society)
Theo Dearing Report (1997) thì xã hội học tập là một xã hội mà trong đó mọi công dân đều tự nhận thấy có nhu cầu được tiếp tục học tập trong suốt đời sống làm việc của họ. Xã hội học tập thường đi liền với khái niệm cơ hội học tập, theo đó mọi thành phần của xã hội học tập cần được tiếp cận cơ hội học tập suốt cuộc đời. Người có nhu cầu học tập có cơ hội học tập trong không gian và thời gian phù hợp nhất với điều kiện sống và học tập của họ.
Cơ quan học tập (Learning organization)
Theo Peter Senge (MIT) thì cơ quan học tập là một tập thể liên tục tăng cường kiến thức và khả năng để sáng tạo ra những gì họ muốn sáng tạo. Muốn vậy thì các cơ quan phải thay đổi cấu trúc quản lý và tổ chức đào tạo nhằm thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa. Trong cơ quan học tập mọi người phải liên tục mở rộng khả năng để sáng tạo ra những gì mà họ thật sự muốn, nơi mà các suy nghĩ và ý tưởng mới được nuôi dưỡng, nơi mà các mong muốn của tập thể được tự do phát triển và nơi mà mọi người liên tục học hỏi và học cách học tập chung với nhau.
Học tập suốt đời (Lifelong learning)
Học tập suốt đời bao gồm các kỹ năng có liên quan đến nghề nghiệp, các khả năng, sớ thích kiến thức và cả sự hiểu biết trong cuộc sống. Nó gồm tất cả các hình thức học tập như nâng cao tay nghề nơi làm việc, tập huấn kỹ năng thuyết trình … và cả những hình thức tự học tập theo sở thích và nhu cầu cá nhân.
Học tập suốt đời tạo cơ hội thứ hai cho mọi người để cập nhật kỹ năng cần thiết, giúp người học tiếp tục ở các trình độ cao hơn. Nó giúp mọi người hướng tới một văn hóa học tập để xây dựng một xã hội biết hợp lực, cá nhân có tinh thần độc lập cao, thúc đẩy xã hội sáng tạo và đổi mới. Học tập là bao gồm từ hiểu biết nền tảng (understanding) đến trí tuệ thông thái (scholarship). Ngoài ra học tập suốt đời còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tự phát huy vai trò cá nhân (self-realization
CÔNG TY TNHH VIỆT THĂNG LONG VỚI MỤC TIÊU TRỞ THÀNH CÔNG TY CÓ VĂN HÓA HỌC TẬP
Quan điểm về Văn hóa học tập trong Văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Việt Thăng Long: Trong Văn hóa doanh nghiệp của Công ty có nêu rõ: “Công ty TNHH Việt Thăng Long luôn coi con người là nguồn lực quyết định, tạo nên sự thành công và uy tín của Công ty; Công ty luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, trân trọng và lắng nghe ý kiến cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành viên phát huy hết năng lực của mình. Mọi thành viên của Công ty không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, sẵn sàng chấp nhận những thách thức mới, hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Để xây dựng thành công một cơ quan học tập thì Công ty TNHH Việt Thăng Long cần phải thực hiện các vấn đề sau:
- Kiểm tra khái niệm ở mức độ quản lý cấp cao.
- Phân tích tình trạng học tập trong Công ty.
- Thiết lập một kế hoạch thực hiện.
- Kiểm tra vai trò của việc đào tạo và những người làm công tác đào tạo.
- Xắp xếp các nhà quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo.
- Hỗ trợ việc đào tạo.
- Nâng cao các kỹ năng học tập của tất cả người lao động trong Công ty.
- Phát triển việc học tập đồng đội và theo nhóm.
- Khuyến khích việc học tập mở.
- Phân tích các nghề theo các hạng mục của các nhu cầu học tập.
Một vấn đề quan trọng nữa đó là lãnh đạo Công ty phải biết thiết kế việc tổ chức đào tạo sao cho từng cá nhân và cả công ty nhận thức được vai trò của việc học tập là để:
- Học để tồn tại (Survival learning)
- Học để thích ứng (Adaptive learning)
- Học để phát triển (Generative learning)
Ngoài ra, chỉ khi người lao động cảm thấy việc tự nâng cao học vấn vừa có lợi ích về mặt kinh tế vừa có lợi ích về mặt trí tuệ và những chứng chỉ bổ sung trong quá trình đào tạo bổ sung của họ sẽ mang lại những thay đổi về lương bổng, chức vụ, triển vọng nghề nghiệp thì họ mới tích cực học tập…. nên Công ty cần phải xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp sao cho việc tự nâng cao nhu cầu chuyên môn của mọi người lao động trở thành một nhu cầu hữu ích.
Tóm lại với mục tiêu xây dựng một Văn hóa học tập trong Văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Việt Thăng Long là rất quan trọng. Việc cải thiện năng suất làm việc, phát triển kỹ năng cho người lao động và các định hướng hoạt động kinh doanh, đều nằm trong cách xây dựng Văn hóa học tập suốt đời tại Công ty.
Muốn có một chiến lược kinh doanh hoạt động hiệu quả cần có đội ngũ nhân lực tận tâm và tài ba. Muốn vậy, Công ty cần phải tạo điều kiện để người lao động học hỏi và phát triển các kỹ năng cần thiết. Ngoài những khóa đào tạo mà một Công ty cần phải trang bị cho người lao động, việc tạo ra môi trường học tập, xây dựng văn hóa học tập suốt đời là điều cần thiết phải làm.
Các điểm lưu ý để xây dựng văn hóa học tập:
Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của các bên liên quan
Có 4 bên tham gia vào hoạt động đào tạo, bao gồm:
- Ban lãnh đạo: là người khởi xướng và định hướng cụ thể cho văn hoá học tập trong doanh nghiệp. Là cầu nối giữa trung tâm đào tạo và các phòng ban khác, là người phê duyệt mọi chính sách có tính định hướng cũng như đưa ra phản hồi định kỳ cho hoạt động đào tạo.
- Trung tâm (Phòng/Ban) đào tạo: quản lý tất cả nguồn lực đào tạo và thực hiện các hoạch định chính của công tác đào tạo
- Cấp Quản lý: đóng vai trò theo dõi, hướng dẫn áp dụng và đánh giá mọi tác động của đào tạo lên nhân viên.
- Nhân viên: người trực tiếp tham gia tiếp nhận tri thức trong công tác đào tạo và áp dụng những tri thức đó vào thực tế làm việc
Có cơ cấu tổ chức và các chính sách đào tạo phù hợp.
Việc này nhằm đảm bảo các hoạt động của đào tạo được “danh chính ngôn thuận”. Xem nhân viên như khách hàng. Được thể hiện ở các điểm:
- Nhân viên được lựa chọn tiếp cận những khóa học, tri thức mà họ mong muốn – có liên quan trực tiếp tới công việc, chuyên môn và lợi ích của họ, không nên bị ép buộc học càng nhiều càng tốt.
- Giúp học viên có sự dễ dàng trong việc tiếp cận các kiến thức, kỹ năng.
- Những ý kiến về chất lượng học tập của học viên được lắng nghe và phản hồi một cách nhanh chóng
- Có sân chơi để khuyến khích, khởi tạo những nguồn năng lượng học tập, ví dụ như Câu lạc bộ Giảng viên nội bộ, các trò chơi câu đố về văn hóa công ty được tổ chức định kỳ, …
Vậy văn hoá học tập là gì?
“Văn hóa học tập là một tập hợp các giá trị, quy ước, quy trình và thực hành của tổ chức nhằm khuyến khích các cá nhân – và toàn bộ tổ chức – nâng cao kiến thức, năng lực và hiệu suất.” Văn hóa học tập là yếu tố quan trọng đối với sự bền vững lâu dài của bất kỳ chương trình bảo trì & độ tin cậy nào và cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp.
Văn hóa học tập là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự cải tiến liên tục giữa các tổ chức, đạt được các mục tiêu kinh doanh của họ và theo kịp tốc độ thay đổi. Trong thời đại mà các tổ chức đang chạy đua để triển khai các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp cho khách hàng thì văn hóa học tập là sự công nhận tài sản quan trọng nhất của tổ chức – con người của tổ chức. Chúng tôi tin rằng nó trang bị cho mọi người những kỹ năng phát triển cần thiết trong công việc cũng như làm tăng mức độ tương tác và thích thú.
Một nghiên cứu từ Bersin & Associates, được gọi là ‘Văn hóa học tập có tác động cao’ cho thấy rằng nhân viên tại các tổ chức có nền tảng học tập vững chắc có xu hướng vượt trội hơn đáng kể so với các đồng nghiệp của họ trong một số lĩnh vực.
3 lý do khiến văn hoá học tập trở nên quan trọng với mỗi doanh nghiệp
Tốc độ thay đổi
Tốc độ thay đổi nơi làm việc là không ngừng. Để mọi người có thể đáp ứng được thách thức này, cả sự tập trung của họ và sự tập trung của tổ chức vào việc học hỏi và phát triển liên tục là điều bắt buộc.
Thỏa mãn bản năng con người
Học tập là một trong những bản năng tự nhiên nhất của con người – chúng ta liên tục học hỏi ngay từ khi chúng ta được sinh ra. Khi chúng ta già đi, chúng ta có thể phát triển nỗi sợ hãi khi thử những điều mới và nguy cơ thất bại tiềm ẩn. Điều này đặc biệt rõ ràng ở nơi làm việc, nơi chúng ta có thể sợ hãi khi thực hiện các dự án mới trong trường hợp thất bại trước đồng nghiệp của mình – do đó chúng ta có thể bị mắc kẹt trong một vùng thoải mái nơi việc học tập bị đình trệ và tiến độ chậm lại. Do đó, việc tiếp cận học tập trong một ‘không gian an toàn’ thông qua các chương trình học tập và phát triển tại nơi làm việc là điều cần thiết để thỏa mãn sự tò mò và ham học hỏi bẩm sinh của chúng ta.
Giữ chân nhân viên
Thêm vào đó, ngày càng có nhiều số liệu thống kê đáng báo động về việc nhân viên nghỉ việc. Theo Forbes, 70% nhân viên rơi vào tình trạng rảnh rỗi tại nơi làm việc. Các chương trình học tập và phát triển là một cơ chế quan trọng để tích cực thu hút và kích thích nhân viên. Khi mọi người hăng say học hỏi những điều mới, sức khỏe và hạnh phúc của họ sẽ được cải thiện.
Vì vậy, không chỉ một nền văn hóa học tập sẽ đảm bảo tổ chức phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự nhanh nhẹn và di chuyển theo tốc độ; nó cũng sẽ làm tăng sự tham gia và sự hài lòng của nhân viên. Nhìn lại chu kỳ giảm sút của các kỹ năng, những người làm việc trong một tổ chức có văn hóa học tập cao hơn 58% có khả năng có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Văn hóa học tập đặc biệt quan trọng trong môi trường hiện tại của chúng ta, bởi vì nó giúp các tổ chức nhạy cảm với những thay đổi của môi trường bên ngoài, nhận thức được khi có sự gián đoạn và nhanh chóng hành động trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo sự tồn tại hoặc phát triển.
3 bài học L&D rút ra từ sau khủng hoảng Covid:
Bài học đầu tiên L&D có thể học được từ Covid-19 đó là mô hình hoạt động: Đơn giản, Nhỏ gọn nhưng rất mạnh mẽ. Bối cảnh mới với yêu cầu về tốc độ nắm bắt thông tin, khả năng xử lý vấn đề nhanh. Bối cảnh mới chính là lúc các tổ chức cần thiết kế lại bộ phận L&D thật tinh gọn & nâng cao năng lực chuyên môn của chính những người làm L&D trong tổ chức để đáp ứng được công việc chuyên môn đa dạng hơn, tốc độ hơn, linh hoạt hơn.
Bài học thứ hai chính là sự lan tỏa mạnh mẽ không giới hạn. Bối cảnh làm việc từ xa khiến các tổ chức gặp thách thức lớn nhất về bài toán kết nối phối hợp & giao tiếp nội bộ. Hơn ai hết, bộ phận L&D là đơn vị phải kề vai sát cánh cùng Bộ phận Truyền thông nội bộ & Văn hóa doanh nghiệp xây dựng & truyền thông mạnh mẽ các chương trình đào tạo nội bộ, đặc biệt là các chương trình kỹ năng phát triển năng lực làm việc từ xa: Kỹ năng quản lý từ xa, Kỹ năng làm việc từ xa hiệu quả, …
Bài học cuối cùng L&D học được từ Covid-19 đó là sự biến đổi linh hoạt & nhanh chóng. Bối cảnh mới (New Normal) khiến cách thức tổ chức & tương tác giữa khách hàng-doanh nghiệp, lãnh đạo-nhân viên, đồng nghiệp-đồng nghiệp thay đổi chóng mặt. Bộ phận L&D cần chủ động xây dựng năng lực làm việc mới cho toàn bộ nhân viên và nâng cao năng lực tổ chức trong bối cảnh làm việc từ xa. Đồng thời, linh hoạt kịch bản kế hoạch đào tạo thích ứng với bối cảnh làm việc từ xa diễn ra liên tục.